Trong ngành xây dựng, hợp đồng xây dựng nhà ở là một trong những loại hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất. Hãy cùng xem mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở mới nhất năm 2021 sẽ có điểm gì mới so với những bản hợp đồng vẫn được sử dụng trước đó trong bài viết dưới đây nhé!
Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở mới nhất năm 2021
Tính tới thời điểm hiện tại, mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở đang được sử dụng không có nhiều khác biệt khi vẫn dựa trên cơ sở của Nghị định 37/2015/NĐ-CP và Thông tư 09/2016 của Bộ Xây Dựng.
Trong một bản hợp đồng xây dựng nhà ở, người lập cần đảm bảo đầy đủ các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết và thực hiện quá trình xây dựng nhà ở.
Dưới đây là mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở mới nhất để bạn đọc tham khảo:
Tải mẫu hợp đồng nhà ở mới nhất
Một số lưu ý trong quá trình xây dựng nhà ở
Ngoài lưu ý về hợp đồng xây dựng, trong suốt quá trình xây dựng, bạn cũng sẽ cần phải lưu ý tới:
- Thời gian hoàn thành nhà ở: Bạn cần phải đảm bảo thời gian hoàn thành phải đúng với thời gian ký kết trong hợp đồng trước đó. Nếu thời hạn hoàn thành vượt qua thời hạn cho phép, bạn cần phải yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu đưa ra phương án giải quyết. Hoặc để tránh xảy ra cãi cọ, bạn có thể đề ra mức bồi thường hay chịu trách nhiệm của nhà thầu trong hợp đồng xây dựng khi xảy ra tình trạng nêu trên
- Nghiệm thu công trình: Khi nghiệm thu, bạn cần lưu ý tới 2 yếu tố là chất lượng hoàn thiện và tiêu chuẩn công trình. Nếu không có kinh nghiệm trong vấn đề này, bạn có thể thuê các đơn vị có kinh nghiệm để thực hiện nghiệm thu. Sau khi ký giấy xác nhận nghiệm thu bạn sẽ không thể yêu cầu chủ thầu sửa chữa, thay đổi nên cần phải đánh giá thật kỹ trước khi ký xác nhận
- Thanh toán: Ngoài các lưu ý liên quan tới chủ đầu tư và nhà thầu, bạn cũng cần lưu ý thanh toán đúng tiến độ được ghi trong hợp đồng để đảm bảo quá trình xây dựng không bị đứt đoạn
- Chấm dứt hợp đồng đơn phương: Đây là điều không ai muốn xảy ra nhưng bạn vẫn cần biết đến nếu gặp phải trường hợp này. Nếu chủ đầu tư hoặc nhà thầu không đảm bảo được chất lượng công trình và các nghĩa vụ khác được đề ra trong hợp đồng, bạn hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng và yêu cầu đối tác phải bồi thường thiệt hại theo quy định đã được hai bên thống nhất từ trước
- Giấy phép xây dựng: Bạn cũng cần tìm hiểu xem vị trí định xây dựng có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không. Ngoài một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như cải tạo công trình bị xuống cấp, các công trình thuộc dự án khu công nghiệp, nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn,…thì tất cả các trường hợp khác đều bắt buộc phải xin giấy phép của Uỷ ban Nhân dân hoặc Bộ Xây Dựng trước khi khởi công
Kết luận
Trên đây là mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở mới nhất kèm những lưu ý bạn đọc cần biết trong quá trình xây dựng. Mong rằng bài viết đã cung cấp được đầy đủ thông tin mà bạn đọc đang tìm kiếm.