Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng nên vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không luôn là nỗi băn khoăn lo lắng của các mẹ. Vậy trẻ sơ sinh ngủ bao lâu là phù hợp, trẻ ngủ ít có ảnh hưởng gì và làm thế nào để điều chỉnh chế độ ngủ cho trẻ, bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc.
Nguyên nhân do đâu khiến trẻ ngủ ít?
Đối với trẻ sơ sinh các mẹ cần phải lưu ý và quan sát thật kỹ, nguyên nhân trẻ ngủ ít có thể do:
- Mông trẻ bị ướt do ướt tã hoặc tè tràn tã.
- Do dạ dày trẻ sơ sinh còn nhỏ mà sữa mẹ lại nhanh tiết khiến trẻ nhanh đói, khi đó trẻ sẽ tự tỉnh giấc.
- Trẻ không được cung cấp đủ các dưỡng chất như kẽm, canxi,… khiến giấc ngủ không sâu, bứt rứt khó chịu khi ngủ và dễ bị giật mình.
- Ảnh hưởng về thời tiết khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, khi ốm trẻ sẽ kém bú, thấy mệt và gây khó ngủ hơn.
Giải đáp trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?
Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ, nên mối bận tâm lo lắng của cha mẹ về vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không là hoàn toàn bình thường.
Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch cũng như tăng cường trí nhớ và phát triển thể chất, trí não cho trẻ, giúp cơ thể trẻ chắc khỏe, cao lớn và thông minh hơn.
Bên cạnh đó theo nhiều chuyên gia nghiên cứu cũng cho biết, ngủ không ngon giấc hay thiếu ngủ ở trẻ sơ sinh cũng sẽ dẫn đến những vấn đề thay đổi chuyển hóa năng lượng, giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ béo phì.
Trẻ ngủ ít, tinh thần dễ sa sút gây nên mệt mỏi, hệ thần kinh suy yếu và mất cân bằng về năng lượng, tác động đến nhiều phương diện như sự chú ý hành vi, cảm xúc hay trí nhớ,…
Trẻ sơ sinh ngủ trong thời gian bao lâu là thích hợp?
Để có thể biết được bé sơ sinh nhà mình đã có giấc ngủ phù hợp chưa, có ngủ ít hay không thì các mẹ cần biết thời gian ngủ trung bình của trẻ là bao lâu. Từ đó các mẹ sẽ so sánh xem bé nhà mình đã có chế ngủ hợp lý hay chưa và cần điều chỉnh như thế nào.
Thời gian ngủ trung bình của một trẻ sơ sinh bình thường sẽ được tính như sau:
- Trẻ từ lúc sinh đến 8 tuần tuổi: ở giai đoạn này trẻ nên ngủ từ 16 – 18 giờ là phù hợp và trung bình mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài từ 2 – 4 giờ, không nên quá 5 giờ.
- Trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi: ở giai đoạn này thì trẻ sẽ ngủ từ 14 – 16 giờ là phù hợp, ngủ trưa khoảng 1 – 2 giờ.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: ở giai đoạn này, trẻ sẽ ngủ khoảng 14 giờ là phù hợp, tháng thứ 9 có thể ngủ liền 1 giấc qua đêm 6 giờ.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: ở giai đoạn này trẻ sẽ ngủ khoảng 10 – 13 giờ là phù hợp.
- Trẻ từ 3 – 5 tuổi: ở giai đoạn này trẻ sẽ ngủ khoảng 10 – 12 giờ là phù hợp.
Các mẹ nên ghi lại giờ giấc ngủ của con và so sánh xem trẻ nhà mình ở độ tuổi như trên ngủ như thế nào, có ít hay nhiều hơn không. Nếu chênh lệch không đáng kể thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng, còn nếu như chênh lệch nhiều thì các mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục xem sao.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không đủ giấc
- Buổi sáng thức dậy khó khăn
- Ngay sau khi thức dậy có thể ngủ thiếp đi được
- Ít vui chơi, thích nằm hơn hoạt động
- Trong ngày ngáp thường xuyên
- Chán ăn, kém ăn, hay quấy khóc
- Ít bộc lộ cảm xúc, thiếu chú ý, tập trung và không hứng thú với xung quanh.
Các mẹ cần làm gì khi con ngủ ít
Khi nhận thấy bé nhà mình ngủ ít, không đủ giấc các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục cho con, tránh kéo dài tình trạng này.
Nhu cầu cơ thể ở mỗi bé là khác nhau có bé, thời gian thức sẽ ít hơn thời gian ngủ nên mẹ sẽ có cảm giác như bé nhà mình ngủ rất nhiều. Trong tháng đầu của trẻ sơ sinh, giữa 2 giấc ngủ của con sẽ là từ 3 phút đến 1 tiếng. Và thời gian trẻ thức, mẹ nên cho con ti vào lúc đó và nói chuyện cùng con.
Nếu như quá lo lắng bởi thời gian ngủ trung bình của con chênh lệch nhiều so với trẻ bình thường thì ba mẹ có thể mang con tới gặp trực tiếp bác sĩ để để nhận tư vấn về nguyên nhân và cách khắc phục cho con.
Kết luận
Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một việc dễ dàng, mọi biểu hiện của con các mẹ đều phải quan sát và lưu ý thật kỹ. Hy vọng với bài viết trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ giấc ngủ cho con cũng như giúp bé phát triển khỏe mạnh, thông minh nhất.