Khi bạn xác định được diện tích xây dựng thì sẽ dễ dàng tính toán chi phí xây nhà. Và đây cũng là thông số cần thiết bạn phải thể hiện trên đơn xin cấp giấy phép xây dựng. Vì thế chúng ta cần phải biết cách tính diện tích xây dựng. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách tính diện tích xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu một cách chi tiết nhất. Mọi người tham khảo những thông tin sau đây nhé!
Cách tính diện tích xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu chi tiết
Về cách tính diện tích sàn của các công trình xây dựng được hướng dẫn chi tiết tại điểm h, mục 2 phụ lục 2 của thông tư số 3/2016/TT của Bộ Xây dựng ban hành ngày 10/03/2016. Và cách tính diện tích xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu cụ thể như sau:
Diện tích xây dựng là tổng diện tích sàn của các tầng, bao gồm hầm, tầng áp mái và tum. Diện tích sàn của mỗi tầng là diện tích sàn xây dựng bao gồm tường bao và diện tích của lô gia, ban công, giếng trời, ống khói, hộp kỹ thuật và cầu thang.
Phần gia cố cho những nền đất yếu
Đối với phần gia cố nền trệt sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép thì tính diện tích là 20%.
Diện tích phần móng
Phần móng của ngôi nhà sẽ được tính như sau:
- Móng đơn thì tính bằng diện tích nhân 10%
- Móng băng = diện tích x 40 hoặc 50%
- Đài móng xây dựng trên nền cọc bê tông cốt thép hoặc cọc khoan nhồi = 20% x diện tích
Diện tích tầng hầm
- Với tầng hầm có độ sâu ít hơn 1.3m thì tính 150% x diện tích
- Tầng hầm có độ sâu từ 1.3 đến 1.7m thì tính 170% x diện tích
- Tầng hầm có độ câu từ 1.7 đến 2m thì tính 200% x diện tích
- Tầng hầm có độ sâu từ 2 đến 3m thì tính 250% x diện tích
Diện tích phần sân
- Nếu phần sân có diện tích dưới 15m2 và có đổ cột, đổ đà kiềng, lát gạch nền và xây tường rào thì tính 70% x diện tích.
- Sân có từ 15m2 trở lên thì tính 50% x diện tích
Diện tích phần trong nhà
- Nhà có mái che trên: diện tích = 100% x diện tích
- Nhà không có mái che và lát gạch nên thì diện tích = 60% x diện tích
- Ô trống trong nhà có diện tích dưới 8m2 thì tính theo diện tích sàn bình thường. Nếu ô trống có diện tích trên 8m2 thì chỉ tính 50% diện tích sàn.
Diện tích phần mái
- Nếu mái bê tông cốt thép và không lát gạch thì diện tích phần mái chỉ tính 50%
- Nếu mái bê tông cốt thép và có lát gạch thì tính 100% diện tích mái
- Đối với loại mái ngói vì kèo sắt thì phần mái chỉ tính 70% diện tích
- Mái bê tông và dán ngói thì tính 100% diện tích mái
- Đối với diện tích mái tôn thì chỉ tính 30% diện tích mái. Bằng diện tích phần nghiêng x30%.
Dự toán chi phí xây nhà 1 trệt 1 lầu
Sau khi đã biết cách tính diện tích xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu về dự toán chi phí xây nhà. Dự án diện tích chúng ta có thể áng chừng mức chi phí bỏ ra để giúp cho gia chủ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn về mặt tài chính.
Chi phí xây dựng = diện tích xây dựng ngôi nhà x giá tiền công
Trong đó, diện tích xây dựng ngôi nhà = diện tích phần móng + diện tích tầng trệt + diện tích tầng lầu + diện tích phần mái. Và các loại diện tích này chúng ta đã được nắm rõ ở phần trên của bài viết.
Còn giá tiền thi công được tính theo đơn vị m2. Tùy vào mong muốn của gia chủ mà chúng ta có 2 cách xác định giá thi công như sau: Nếu bạn muốn nhà thầu hoàn thiện với vật liệu tầm trung thì có giá từ 3 đến 3.5 triệu đồng. Còn trường hợp bạn muốn sử dụng vật liệu chất lượng thì giá thi công từ 4.5 đến 6 triệu đồng 1 m2.
Một số lưu ý khi xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu
Ngoài những vấn đề trên khi xây nhà để tiết kiệm chi phí cũng như tránh những rủi ro không đáng có thì bạn hãy lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, nên tham khảo ý kiến của những người đi trước
- Nên chọn hướng nhà và chọn ngày động thổ sao cho hợp phong thủy để mọi người diễn ra thuận lợi hơn. `
- Nên cân nhắc thật kỹ về mẫu nhà, cách bố trí các công năng trước khi dự toán chi phí
- Tận dụng tối đa những nguyên vật liệu có sẵn để tiết kiệm chi phí xây dựng
- Nêu lên kế hoạch và chuẩn bị tài chính thật kỹ càng trước khi tiến hành xây nhà.
Trên đây là những thông tin về cách tính diện tích xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu cũng như cách dự toán chi phí khi xây nhà. Hy vọng, qua bài viết này mọi người áp dụng những điều trên một cách hiệu quả nhất. Mong rằng mọi người sẽ xây dựng tổ ấm riêng cho mình một cách ưng ý nhất. Nếu mọi người còn chưa rõ về vấn đề gì thì hãy comment vào dưới bài viết này nhé.