Mọi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đều cần đến bộ phận kế toán và kế toán thì phải biết thống kê và lập sổ trong đó có sổ chi tiết tài khoản theo thông tư 200. Ngoài ra họ còn phải nắm được tình hình cập nhật thông tư một cách nhanh chóng chính xác nhất. Việc kế toán ghi chép lại các nghiệp vụ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều vấn đề như báo cáo tài chính, khai nộp thuế,… Và sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lập sổ chi tiết tài khoản theo thông tư 200 mới nhất và đầy đủ, chi tiết nhất.
Thông tư 200 là gì?
Đối tượng áp dụng
Thông tư 200 hướng dẫn kế toán của các doanh nghiệp áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện kế toán theo thông tư 133 Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể được vận dụng quy định của Thông tư 200 để kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm kinh doanh của mình.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư 200 hướng dẫn việc kế toán viên ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính và không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
Đơn vị tiền tệ trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán theo quy định là Đồng Việt Nam với ký hiệu của quốc gia là “đ” và ký hiệu của quốc tế là “VND”. Được dùng khi ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng tiền ngoại tệ, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Thông tư 200 thì được chọn là một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp sử dụng tiền ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Báo cáo tài chính theo ngoại tệ phải chuyển đổi BCTC sang Đồng Việt Nam. Bởi BCTC có tính pháp lý để công bố ra công chúng hay để nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam phải là BCTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam.
Sổ chi tiết tài khoản là gì?
Sổ chi tiết được kế toán mở để theo dõi chi tiết đối với các tài khoản có nhiều cấp tài khoản với nhiều đối tượng chi tiết bên trong.
Tùy thuộc vào nhu cầu quản lý của đơn vị, Sổ chi tiết được chia ra nhiều loại như: Sổ chi tiết công nợ phải trả, Sổ chi tiết công nợ phải thu, Sổ chi tiết vật tư, Sổ chi tiết tạm ứng,…
Một số sổ chi tiết thường gặp như:
- Tài khoản Tiền tệ: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
- Tài khoản công nợ: Sổ chi tiết công nợ phải thu, Sổ chi tiết công nợ phải trả
- Tài khoản tạm ứng: Sổ chi tiết tạm ứng
- Tài khoản Kho: Sổ chi tiết vật tư
- Tài khoản Khác: Sổ chi tiết theo đối tượng của tài khoản
Mục đích ghi sổ và phương pháp ghi sổ.
Mục đích ghi sổ
Sổ chi tiết tài khoản được dùng cho một số tài khoản thuộc đối tượng thanh toán nguồn vốn nhưng chưa có mẫu sổ riêng.
Căn cứ theo phương pháp ghi sổ:
Sổ chi tiết các tài khoản kế toán được mở theo từng tài khoản hoặc theo từng đối tượng thanh toán (theo nguồn vốn, theo từng nội dung chi phí, …).
Cụ thể sổ chi tiết tài khoản theo thông tư 200 được lập như sau:
- Cột A: Ghi ngày/ tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu/ ngày/tháng chứng từ mà kế toán dùng để ghi sổ.
- Cột D: Diễn giải và tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh đã tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu của tài khoản đối ứng.
- Cột 1 và 2: Ghi số tiền phát sinh bên Có hoặc phát sinh bên Nợ.
- Cột 3, 4: Ghi số dư bên Có hoặc số dư bên Nợ sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
- Dòng Số dư đầu kỳ: Lấy số liệu từ SCT theo dõi của kỳ trước ở dòng “Số dư cuối kỳ” rồi ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 sao cho phù hợp.
Mẫu sổ chi tiết tài khoản theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Kết luận
Trong các trường hợp có nhiều khoản mục cần phải theo dõi kế toán bắt buộc cần phải lập sổ chi tiết theo từng khoản mục, đối tượng. Hy vọng với bài viết Sổ chi tiết tài khoản theo thông tư 200 trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin và cập nhật mẫu sổ chính xác nhất.