Gừng là loại gia vị có mặt trong gian bếp của mỗi gia đình và cũng là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm cách trồng gừng hiệu quả bạn nên biết.
Hướng dẫn cách trồng gừng hiệu quả tại nhà
Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về cách trồng gừng hiệu quả từ việc chọn thời điểm đến việc chăm sóc sao cho đạt năng suất cao:
Thời điểm trồng gừng tốt nhất
Thời điểm thích hợp nhất để trồng gừng là mùa xuân từ tháng một đến tháng hai. Hoặc có thể cuối mùa xuân từ tháng tư đến tháng năm. Ngoài ra từ tháng 10 đến tháng 12 cuối năm cũng là thời điểm thích hợp để trồng gừng.
Và khi trồng gừng đến thời điểm thu hoạch là từ tám đến mười tháng.
Cách chọn giống gừng
Nếu như bạn muốn trồng giống gừng để làm gia vị thì nên chọn giống gừng ta. Đây là giống gừng có củ nhỏ, mùi thơm nồng và cay hơn. Bạn có thể lựa chọn gừng dé hoặc là gừng sẻ.
Còn những giống gừng to là gừng lai, chúng ít mùi thơm và không cay như gừng ta. Thường thì gừng lai sẽ phát triển nhanh hơn và chiếm diện tích của chậu.
Lưu ý: nên chọn những củ gừng già có nhiều mắt, không bị héo, mốc và sạch bệnh.
Chuẩn bị đất và chậu
Bạn có thể trồng gừng trong chậu sứ, chậu xi măng hay thùng xốp. Bạn cũng có thể dùng bao tải để trồng gừng. Bao tải có thể chứa nhiều đất hơn.
Chậu dùng trồng gừng phải có diện tích tối thiểu: 30cm chiều rộng và 40cm chiều cao. Kích thước này đảm bảo củ gừng có không gian để có thể phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó cũng nên chú ý đến lỗ thoát nước để cây không bị úng.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý việc chọn đất để cây phát triển tốt nhất. Nên chọn loại đất mềm, tơi xốp và đồng thời có khả năng thoát nước tốt. Cây gừng sẽ phát triển tốt nhất ở đất có độ PH từ 6 – 6,5. Bạn có thể mua đất hoặc tự làm tại nhà. Bạn tiến hành trộn đất và phân chuồng theo tỉ lệ 60:40. Sau đó tắc thêm ít vôi bột trừ nấm hại.
Cách trồng gừng
Xử lý tạo hom gừng giống
Cách đơn giản nhất là ngâm gừng giống qua đêm. Sau đó vớt ra và tách chúng ra từng phần. Mỗi phần nên có từ 2 đến 3 mắt. Gừng sau khi cắt có thể chấm vào tro hoặc nhúng qua dung dịch thuốc trừ nấm. Bạn nên ủ gừng trước thời điểm trồng để cho các mắt gừng nảy mầm.
Khi ủ gừng bạn nên rải một lớp vỏ trấu dày khoảng 10cm. Sau đó xếp gừng đã cắt vào và phía trên phủ một lớp giẻ mỏng. Lưu ý là trong quá trình ủ bạn cần phải tưới nước đủ ẩm lên để không bị quá khô. Hai ngày tưới một lần là thời gian hợp lý nhất. Sau thời gian khoảng 2 tuần thì các hom gừng giống nảy mầm và có thể đem trồng.
Cách trồng gừng thủy sinh
Đây là một cách khá đơn giản và bạn có thể tận dụng những củ gừng đã bị mọc mầm. Bạn dùng một que nhỏ chọc qua phần đầu nhánh gừng. Sau đó đặt gừng vào cốc nước sao cho mầm gừng hướng lên trên. Tiến hành thay nước sạch 2 ngày/ lần. Sau 1 tuần khi củ gừng đã phát triển tốt thì chuyển sang cốc hoặc bình to hơn để bàn.
Hướng dẫn chăm sóc cây gừng
Ở phần trên tôi đã hướng dẫn bạn cách chọn đất cũng như cách trồng gừng hiệu quả. Dưới đây là các công đoạn tiếp theo để chăm sóc gừng sau khi trồng:
Tưới nước cho cây gừng
Đây là một loại cây ưa ẩm nên bạn hãy chú ý tưới đủ nước cho gừng. Đồng thời cũng cần thoát nước hợp lý trong quá trình sinh trưởng. Sau khi trồng gừng cần tưới nước 2 lần/ngày.
Khi cây nhiều lá tưới 1 lần/ ngày và khi sau 8 tháng thì không cần tưới nữa.
Bón phân cho cây gừng
Bạn cũng nên bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK. Đối với phân NPK thì hòa tan một lượng nhỏ vào nước và tưới cho cây. Bạn nên thực hiện đều đặn 2 tháng bón một lần.
Làm cỏ và vun đất cho cây
Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển thì bạn cần theo dõi để nhổ bỏ cỏ. Lưu ý một số nhánh gừng có thể trồi lên mặt đất. Bạn nên bổ sung một lớp đất dày khoảng 3cm để che kín củ gừng.
Chiếu sáng
Cây gừng có thể phát triển tốt trong môi trường nhiều ánh sáng. Nếu như bạn trồng gừng ở vị trí có bóng râm thì củ gừng sẽ phát triển kém. Từ đó năng suất sẽ không cao. Vậy nên nếu như muốn củ gừng đạt năng suất cao thì bạn nên trồng gừng ở điều kiện có ánh sáng vừa đủ.
Lời kết
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách trồng gừng hiệu quả tại nhà bạn nên biết. Bạn hãy theo dõi những bài viết mới nhất từ chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới mẻ khác.