Sâm cau được biết đến là một dược liệu quý của nước ta, sâm cau từ lâu được sử dụng trong điều trị hiệu quả một số bệnh lý. Vậy sâm cau có tác dụng gì? Có những bài thuốc trị bệnh từ sâm cau hiệu quả hiện nay? Bài viết sau sẽ giải đáp các vấn đề được đề cập đến, cùng theo dõi nhé.
Tổng quát về sâm cau
Sâm cau thuộc loại cây thân thảo, bộ phận được thu hái để làm vị thuốc là rễ cây. Đây là loại cây sống lâu năm, cây sâm cau trùng bình cao từ 20cm đến 30cm.
Lá của cây sâm cau có dạng hình mũi mác hẹp, lá có gân gần giống với gân của lá cau. Chiều dài của lá sâm cau là từ 20cm đến 40cm và chiều rộng từ 2,5cm đến 3cm. Hoa của sâm cau có màu vàng và mọc tại vị trí nách lá, hoa nở vào tháng 5 đến tháng 7 mỗi năm. Quả sâm cau thuôn và dài từ 1.2cm đến 1.5cm.
Sâm cau được người dân thu hoạch chủ yếu vào mùa thu. Sau khi thu hoạch phần rễ củ về, rửa cách và loại bỏ các rễ con. Sau đó tiến hành cạo sạch loại bỏ vỏ và ngân qua đêm với nước vo gạo nhằm khử độc. Cuối cùng được mang đi phơi khô hoặc sấy khô.
Sâm cau có tác dụng gì?
Sâm cau là vị thuốc quý với nhiều tác dụng trong cải thiện và điều trị một số bệnh lý. Vốn là thảo dược có vị cay, tính ấm, vì thế trong Đông y, sâm cau có tác dụng giúp trừ hàn thấp, cải thiện tình trạng gân cốt, điều hòa ấm thận. Đặc biệt, cải thiện các vấn đề sinh lý ở nam giới như: yếu sinh lý, rối loạn cương dương, liệt dương,…
Hiện nay, các chuyên gia nhận định, sâm cau không chỉ sử dụng điều trị cho nam giới mà còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý ở nữ giới. Đặc biệt khi nấu nước sâm cau uống giúp nữ giới cải thiện tình trạng cảm lạnh hiệu quả. Một số tác dụng khác của sâm cau như:
- Tác dụng bồi bổ sức khỏe.
- Tác dụng trị chữa tiêu chảy.
- Tác dụng điều trị hen suyễn.
- Tác dụng ổn định huyết áp.
- Tác dụng tăng cường phương diện tình dục cho cả nam và nữ.
Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau hiệu quả
Các bài thuốc trị bệnh từ sâm cau mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người dùng. Dưới đây là các bài thuốc trị bệnh từ sâm cau phổ biến.
Chữa tiêu chảy và điều trị hen suyễn
Để chữa tiêu chảy và cải thiện tình trạng hen suyễn, bạn cần chuẩn bị từ 12g đến 16g rễ sâm cau phơi khô hoặc sấy khô. Sâm cau sau khi được rửa sạch thì tiến hành sao vàng.
Sau đó, cho rễ sâm cau vào cùng 250ml nước lọc để tiến hành sắc thành nước thuốc uống. Sắc đến khi còn lại 50ml thì tắt bếp để nguội và uống trước bữa ăn.
Trị đau nhức xương khớp
Bài thuốc gồm có: 20g sâm cau phơi khô, 20g cỏ đĩ và 20g hà thủ ô. Các vị thuốc nên rửa sạch với nước trước khi ngâm với rượu trắng.
Bạn cần chuẩn bị 500ml rượu trắng để ngâm rượu thuốc. Nên sử dụng lọ thủy tinh để ngâm rượu. Ngâm trong vòng từ 7 ngày đến 10 ngày có thể uống. Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn và mỗi lần uống 30ml rượu thuốc.
Trị sốt xuất huyết
Bài thuốc gồm có: 20g sâm cau, 10g trắc bá diệp, 8g chi tử và 12 cỏ mực. Tiến hành sao đen sâm cau, trắc bá diệp và chi tử.
Sau khi sao đen thì cho tất cả các vị thuốc vào 600ml nước lọc để đun sôi, sắc đến khi nước thuốc còn 200ml thì tắt bếp. Sử dụng 200ml nước thuốc trong ngày trước bữa ăn và nên chia thành 2 lần đến 3 lần uống.
Chữa các bệnh liên quan đến sinh lý của con trai
Bài thuốc gồm có: 20g sâm cau, 20g ngưu tất, 12g thạch hộc, 12g sâm bố chính, 12g hoài sơn, 12g câu kỷ tử, 12g trâu cổ, 12g ba kích thiên, 8g ngũ gia bì và 8g nữ trinh tử.
Tất cả các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào 750ml nước lọc để đun sôi, đun đến khi nước sắc lại còn 300ml thì tắt bếp. Uống trong ngày và uống trước bữa ăn, nên chia thành 2 đến 3 lần uống.
Lưu ý khi sử dụng sâm cau
Khi sử dụng sâm cau cần lưu ý về liều dùng và đối tượng sử dụng. Cụ thể:
Cách dùng và liều dùng sâm cau
Người muốn cải thiện sức khỏe, bồi bổ sức khỏe nên sử dụng mỗi ngày 25g nước thuốc hoặc rượu thuốc. Không được uống quá liều lượng dùng trên nếu không sẽ gây ra các tác dụng phụ và trường hợp xấu không mong muốn.
Đối tượng sử dụng
Không phải đối tượng nào cũng phù hợp sử dụng sâm cau. Một số đối tượng sử dụng sâm cau như:
- Đối tượng bị suy nhược về khả năng tình dục.
- Đối tượng bị đau nhức xương khớp hoặc tê mỏi tay chân.
- Đối tượng nam mắc các vấn đề về sinh lý như: vô sinh, yếu sinh lý,…
- Đối tượng muốn cải thiện tình trạng thận.
Trên đây là thông tin về sâm cau có tác dụng gì và các vấn đề xoay quanh. Chúc bạn cải thiện được bệnh lý của cơ thể khi sử dụng sâm cau đúng cách nhé.